Chuyển nhượng cổ phần là việc cổ đông góp vốn trong Công ty Cổ phần chuyển nhượng lại cổ phần của mình cho cổ đông khác.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, những loại cổ phần sau sẽ được phép chuyển nhượng, cụ thể:
Chú ý: Cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng. Việc chuyển nhượng được thực hiện bằng hợp đồng hoặc giao dịch trên thị trường chứng khoán.
Hồ sơ chuyển nhượng cổ phần bao gồm những loại giấy tờ, tài liệu sau đây:
- Quyết định của Đại hội đồng cổ đông về việc chuyển nhượng cổ phần;
- Biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông về việc chuyển nhượng cổ phần;
- Danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần;
- Điều lệ công ty (Sửa đổi, bổ sung);
- Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần;
- Biên bản thanh lý hợp đồng chuyển nhượng cổ phần;
- Giấy chứng nhận cổ phần của các cổ đông công ty;
- Sổ đăng ký cổ đông.
Lưu ý: Trường hợp chuyển nhượng cho cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp vẫn phải thông báo cho Phòng Đăng ký kinh doanh theo Điều 58 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.
Thủ tục chuyển nhượng cổ phần được thực hiện theo quy định của pháp luật như sau:
Bước 1: Tổ chức cuộc họp Đại Hội đồng cổ đông để ra quyết định về việc chuyển nhượng cổ phần;
Bước 2: Các bên liên quan thực hiện ký kết và thực hiện hợp đồng chuyển nhượng cổ phần;
Bước 3: Tiến hành lập biên bản và ký biên bản thanh lý hợp đồng chuyển nhượng;
Bước 4: Chỉnh sửa, bổ sung thông tin của cổ đông trong Sổ đăng ký cổ đông của Công ty.
Lưu ý:
- Công ty cần có sổ đăng ký cổ đông để tập hợp, lưu trữ và quản lý thông tin của cổ đông hiện hữu. Vì cổng thông tin quốc gia chỉ cập nhật thông tin của các cổ đông sáng lập, không cập nhật thông tin của các cổ đông hiện hữu.
- Sau khi hoàn thành việc chuyển nhượng, cổ đông chuyển nhượng nộp hồ sơ kê khai thuế thu nhập cá nhân và đóng thuế TNCN do chuyển nhượng cổ phần theo thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng cổ phần từng lần.
Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 14/02/2025, quy định một số điều kiện liên quan đến hoạt động dạy thêm. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để nắm rõ các điều kiện và thủ tục cần thiết khi mở trung tâm dạy thêm nhé!
Xem thêmPháp luật Việt Nam tạo cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư vào nước ta theo nhiều hình thức, ví dụ như thành lập công ty có vốn nước ngoài, liên doanh với nhà đầu tư trong nước, thành lập công ty con… Trong đó thành lập công ty con được khá nhiều nhà đầu tư lựa chọn. Để bạn hiểu rõ hơn về công ty nước ngoài thành lập công ty con tại Việt Nam, Lee & Cộng sự tư vấn chi tiết như bài viết sau đây.
Xem thêmThủ tục đăng ký kinh doanh hộ cá thể là quy trình pháp lý mà một cá nhân hoặc các thành viên trong gia đình thực hiện, để được công nhận và chịu trách nhiệm với hoạt động kinh doanh của mình. Trong bài viết này Lee & Cộng sự sẽ hướng dẫn chi tiết về hồ sơ cũng như thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể? Quy trình từng bước thực hiện đăng ký như thế nào. Xin mời theo dõi trong bài dưới đây.
Xem thêmSau đây là hướng dẫn về điều kiện, cách thức tổ chức và nội dung của các cuộc họp Hội đồng qản trị, Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên. Cùng Lee & Cộng sự tìm hiểu trong bài viết dưới đâ nhé!
Xem thêmCông ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có thể chia các thành viên và tài sản công ty để thành lập hai hoặc nhiều công ty mới theo quy định của pháp luật.
Xem thêmThủ tục cấp lại đăng ký kinh doanh công ty cổ phần được thực hiện trong trường hợp nào? Quy trình, hồ sơ cần có? Công ty có bị phạt khi làm mất đăng ký không?
Xem thêm